Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ, đường cao tốc để nâng cao an toàn giao thông

        Ngày 02/4/2021 vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Công văn số 1942/TCĐBVN-QLĐTĐB về việc thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ, đường cao tốc để nâng cao an toàn giao thông. Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT, VEC thực hiện nội dung sau:
       1. Chỉ đạo nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng đường bộ, kịp thời sửa chữa hư hỏng nhỏ trên đường, đặc biệt là các công tác tuần đường, tuần kiểm vá ổ gà (thực hiện kịp thời, đảm bảo miếng vá hình vuông, chữa nhật và có cao độ bằng với cao độ xung quanh); quét dọn mặt đường sạch sẽ, sơn gặm vạch kẻ đường, lau biển báo hiệu sạch sẽ (để hiện rõ các nội dung trên biển báo)…không để phát sinh hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Mỗi công tác bảo dưỡng cần được thực hiện đúng theo quy định tại Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN và Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên công trình đường cao tốc TCCS 17:2016/TCĐBVN và quy trình bảo trì của công trình được phê duyệt. Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên sử dụng vốn Ngân sách nhà nước còn phải được kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu theo Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT ngày 17/12/2019 của Bộ Giao thông Vận tải.
       2. Đối với các dự án sửa chữa trên tuyến đang triển khai: Chỉ đạo nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan huy động nhân lực, máy móc thiết bị tập trung thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công; trong quá trình thực hiện cần triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo giao thông khi thi công trên đường đang khai thác (điều tiết giao thông thông, biển cảnh báo, rào chắn, đèn tín hiệu ban đêm…) theo quy định tại TCCS 14:2016/TTĐBVN - Tiêu chuẩn về tổ chức giao thông và bố trí phòng hộ khi thi công trên đường bộ đang khai thác. Rà soát các vị trí mất an toàn giao thông (kể hàng rào, dải phân cách giữa, vạch sơn…) để cập nhật và khắc phục tại các dự án sửa chữa đang thực hiện và sẽ thực hiện; hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bổ sung dự án mới nếu cần thiết.
       3. Các dự án BOT tạm dừng thu phí, nhưng chưa hoàn thành việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, chưa thực hiện chuyển giao công trình BOT cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, theo quy định của pháp luật và Hợp đồng BOT, nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án vẫn có trách nhiệm bảo trì (BDTX, sửa chữa, kiểm tra, kiểm định, quan trắc) công trình dự án cho đến khi kết thúc Hợp đồng, chuyển giao công trình cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối vơi các dự án này, đề nghị nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Đối với các dự án BOT đang thu phí, nếu để hư hỏng mất ATGT mà không sửa chữa, các Cục QLĐB báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định tạm dừng thu phí khi cần thiết theo các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải./.

 

Linh Phương 

 
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 2
  • Trong tuần: 505
  • Tất cả: 1809889